Giỏ hàng của bạn

Những điều bạn nên biết về chấn thương dây chằng trong bóng đá

Bóng đá là một môn thi đấu đối kháng, tốn sức lực và thường xuyên va chạm. Thế nên việc bị chấn thương là một điều hết sức hiện hữu trong các trận bóng. Nói về chấn thương sẽ có rất nhiều loại chấn thương thường gặp trong bóng đá,  ví dụ như mắt cá, gân kheo, cơ và các chấn thương khác. Nhưng chắc chắn chấn thương khiến người chơi lo ngại nhất đó chính là chấn thương dây chằng. Trong bóng đá chuyên nghiệp cũng vậy, chấn thương dây chằng chính là đối thủ lớn nhất trong cuộc đời cầu thủ của họ, ví dụ như Gavi, Neymar, Vidic,.. Vậy nguyên nhân do đâu và cách hạn chế cũng như hồi phục dành riêng cho chấn thương dây chằng, hãy cùng Shoot tìm hiểu nhé !!!

 

Các chấn thương dây chằng thường gặp nhất chính là: 

  • Dây chằng chéo trước (ACL): nằm ở trung tâm của khớp gối, làm nhiệm vụ điều khiển chuyển động quay và chuyển động về phía trước của xương chày, mang lại cho khớp sự ổn định quan trọng.
  • Dây chằng chéo sau (PCL): nằm ở phía sau khớp gối, điều khiển chuyển động ra sau của xương chày.

 

Vậy nguyên nhân do đâu ?

- Trước hết là dây chằng chéo trước, đây là chấn thương phổ biến nhất khi va chạm trực tiếp vào vùng gối. Ngoài ra nguyên nhân gián tiếp có thể là trong trường hợp đang chạy thì dừng hoặc chuyển hướng đột ngột trong tư thế bàn chân giữ nguyên, dẫn đến chấn thương dây chằng này.

- Dây chằng chéo sau khỏe hơn dây chằng chéo trước, do đó ít gặp tổn thương. Tuy nhiên, khi có lực tác động trực tiếp đập vào mặt trước của cẳng chân khiến cơ thể ngã khuỵu xuống và gây áp lực lên đầu gối, lúc này dây chằng chéo sau sẽ bị giãn hoặc đứt.

- Tuy nhiên, trong bóng đá sẽ có một vài trường hợp cá biệt dẫn đến đứt dây chằng. Ví dụ như bạn hoạt động với một công suất quá lớn mà dây chằng không được nghĩ ngơi, sẽ dẫn đến việc dây chằng càng dễ tổn thương hơn.

 

Để hạn chế tối đa chấn thương đến dây chằng, bạn cần phải khởi động thật kĩ trước khi thi đấu thể thao. Cần sử dụng đúng các mẫu giày dành cho mặt sân cỏ nhân tạo, cỏ tự nhiên và sân bóng Futsal . Tránh lạm dụng về lực sút (rất dễ gây giãn dây chằng) cũng như tránh bào mòn thể lực khi thi đấu quá nhiều. Khi thấy đầu gối có vấn đề, hãy dùng nước đá chườm để tránh sưng tấy mạch máu, ngưng thi đấu mà đến bệnh viện kiểm tra.

 

Đối với người chơi đã từng phẫu thuật mổ dây chằng, đây sẽ là những cách giúp bạn phục hồi để óc thể chơi thể thao lại.

  • Cần tập những bài tập co duỗi thường xuyên sau khi mổ để đầu gối của mình không bị cứng trong thời gian nằm 1 chỗ.
  • Chườm đá sau khi tập cũng như cách 3 tiếng chúng ta lại chườm lên đầu gối 20 phút để đầu gối không bị sưng trở lại.
  • Hạn chế di chuyển sau khi mổ, mặc dù là đi nạng hay lò cò. Tránh những rủi ro như động đến gối mổ dây chằng cũng như chịu lực quá nhiều vào chân không bị thương.
  • Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ sau khi bỏ đi nạng, tập đi đứng trở lại cũng như thực hiện các bài tập vật lí trị liệu sau mổ.
  • Sử dụng các dụng cụ kháng lực tập để các phần cơ săn chắc trở lại.
  • Khi thi đấu cần sử dụng các phụ kiện để hạn chế tối đa chấn thương trở lại.

 

 

 

Follow us 

Fanpage / Shoot Channel

Tiktok / shootchannel

Youtube / Shoot Channel

Facebook Instagram Tiktok Youtube Top